当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Barcelona vs Alaves, 20h00 ngày 2/2: Tin vào Blaugrana 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Thanh khoản thị trường chứng khoán phiên sáng nay (18/10) cải thiện so với những phiên trước, đạt 330,97 triệu cổ phiếu tương ứng 7.196,22 tỷ đồng trên HoSE. Con số này trên HNX là 17,21 triệu cổ phiếu tương ứng 335,06 tỷ đồng và trên thị trường UPCoM là 18,14 triệu cổ phiếu tương ứng 190,29 tỷ đồng.
Trong khi VN-Index vẫn đạt trạng thái tăng nhẹ 0,47 điểm tương ứng 0,04% lên 1.286,99 tỷ đồng thì HNX-Index điều chỉnh 0,12 điểm tương ứng 0,05% và UPCoM-Index điều chỉnh nhẹ 0,02 điểm tương ứng 0,02%.
Độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về phía các mã tăng với 351 mã tăng giá, 31 mã tăng trần so với 300 mã giảm, 14 mã giảm sàn. Nhìn chung biên dao động của các cổ phiếu trên sàn vẫn khá hẹp, nhà đầu tư vẫn giữ thái độ thận trọng trong việc đưa ra quyết định mua bán.
Cổ phiếu SMC trong sáng nay bất ngờ tăng trần lên 6.580 đồng sau chuỗi ngày bị bán mạnh và giảm giá. Sáng nay, SMC sạch dư bán và có dư mua giá trần 560.200 đơn vị. Trạng thái tăng trần của SMC trong bối cảnh mùa công bố báo cáo tài chính quý III của các doanh nghiệp đang trong giai đoạn khá sôi động và chưa rõ diễn biến giá cổ phiếu liệu có phải là chỉ báo thể hiện kỳ vọng của nhà đầu tư với kết quả quý III hay không.
Trước đó, Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại SMC đã lỗ liên tiếp trong 2 năm 2022-2023. Đến cuối năm 2023, công ty lỗ lũy kế gần 169 tỷ đồng.
Công ty phát sinh công nợ đối với một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng như Tập đoàn Novaland, Hưng Thịnh Incons hay Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.
Tại ngày 30/6, công ty có khoản nợ xấu ngắn hạn hơn 1.288 tỷ đồng đối với các công ty thuộc hệ sinh thái của Novaland, Hưng Thịnh Incons và các đối tượng khác. Công ty đã phải trích lập dự phòng gần 557 tỷ đồng cho các khoản nợ xấu này. Việc trích lập dự phòng ảnh hưởng tới lợi nhuận doanh nghiệp.
Phần lớn cổ phiếu ngành ngân hàng giữ được đà tăng giá trong sáng nay và hỗ trợ đáng kể cho chỉ số. SSN, EIB, VIB tăng hơn 1%; HDB, STB, SHB, OCB, TCB, NAB, BID, LPB, VCB tăng nhẹ. Một số mã điều chỉnh là TPB, CTG, MBB, ACB, MSB, VPB nhưng mức giảm không lớn.
Sau phiên thăng hoa vào hôm qua thì đến sáng nay nhiều cổ phiếu ngành bất động sản đã điều chỉnh. LDG giảm 2,1%; SCR giảm 1,6%; HPX giảm 1,5%; DIG giảm 1,4%; HDC giảm 1,3%; TCH giảm 1,2%; DXS giảm 1,2%.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, vẫn có những cổ phiếu giữ trạng thái tăng tích cực như SZC tăng 3,5%; QCG cũng tăng thêm 1%. TLD, CRE, SGR, VIC, BCM, KBC, NLG,VRE tăng giá.
Cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính phân hóa nhẹ với phía giảm có TVS, VCI, ORS, VIX, TVB, DSE, VDS, FTS và phía tăng có AGR, HCM, APG, CTS, VND, BSI.
" alt="Cổ phiếu đại gia buôn thép chủ nợ của Novaland, Hòa Bình đột ngột tăng trần"/>Cổ phiếu đại gia buôn thép chủ nợ của Novaland, Hòa Bình đột ngột tăng trần
Thanh khoản là điểm sáng trong phiên hôm nay (25/9). Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường và vận động rất tích cực tại các cổ phiếu thuộc ngành ngân hàng, chứng khoán và thép.
Khối lượng giao dịch trên HoSE được đẩy lên mức 992,82 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch đạt 22.791,46 tỷ đồng. Trên HNX, khối lượng giao dịch đạt 71,63 triệu cổ phiếu tương ứng 1.381,78 tỷ đồng và trên UPCoM là 38,64 triệu cổ phiếu tương ứng 519,68 tỷ đồng.
Thị giá của phần lớn cổ phiếu đạt trạng thái tăng. Theo đó, VN-Index tăng 10,49 điểm tương ứng 0,82% với 276 mã tăng, 127 mã giảm trên HoSE. HNX-Index tăng 1,52 điểm tương ứng 0,65% với 94 mã tăng, 61 mã giảm. UPCoM-Index "xanh vỏ đỏ lòng" khi giảm 0,31 điểm tương ứng 0,33% với 174 mã tăng, 127 mã giảm giá.
Nhóm cổ phiếu "vua" vẫn giao dịch sôi động và là đầu tàu kéo thị trường tiến về phía trước. VPB dẫn đầu thanh khoản, khớp lệnh đạt 45,9 triệu đơn vị, giá tăng 1,3% lên 19.450 đồng.
MBB tăng 2% với thanh khoản đạt 32 triệu cổ phiếu; STB tăng 2,7%, khớp lệnh 28,6 triệu đơn vị; TCB tăng 1,1%, khớp lệnh 23,4 triệu đơn vị; ACB tăng 1,6%, khớp lệnh 23 triệu đơn vị; MSB tăng 3%, khớp lệnh đạt 22,4 triệu đơn vị.
Với tính thị trường cao, nhóm dịch vụ tài chính đồng loạt tăng giá và khớp lệnh mạnh. VIX tăng 5,3% với khớp lệnh đạt xấp xỉ 40 triệu đơn vị; SSI tăng 3,2%, khớp lệnh đạt 27,3 triệu cổ phiếu. Cổ phiếu EVF suýt tăng trần, đóng cửa tăng 6,1% với khớp lệnh 12,5 triệu đơn vị.
Các mã khác như VCI cũng tăng mạnh 3,2%, khớp lệnh đạt 15,8 triệu cổ phiếu. Hai ông lớn HCM và VND cũng tăng 1,6% và 1,7%; khớp lệnh lần lượt 16,1 triệu và 19,3 triệu đơn vị.
Cổ phiếu thép tiếp tục được quan tâm. HPG tăng 1,4% với khớp lệnh cao, đạt hơn 41 triệu đơn vị. HSG khớp lệnh xấp xỉ 20 triệu cổ phiếu và tăng giá 2,7%. NKG cũng tăng 2,8%, khớp lệnh đạt gần 10 triệu đơn vị.
Phần lớn cổ phiếu bất động sản cũng có diễn biến tích cực theo xu hướng chung. LDG và HDC tăng kịch biên độ trên sàn HoSE, trắng bên bán. Riêng LDG còn dư mua giá trần 2,6 triệu đơn vị trong khi khớp lệnh 2,5 triệu đơn vị. Các mã khác như AGG tăng 4,3%; PTL tăng 3,7%; DXG tăng 2,8%; PDR tăng 2,7%. Bên cạnh đó, ITA cũng thoát sàn và đóng cửa giảm 2,1%.
Phiên này, nhà đầu tư nước ngoài đảo chiều mua ròng trở lại 557 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, khối này mua ròng 543 tỷ đồng trên HoSE, tập trung tại VCI, MWG, TCB, SSI, VIX.
" alt="Tiền đổ mạnh vào chứng khoán; bộ 3 "bank"/>Chiều 8/11, ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, trực tiếp thị sát, chỉ đạo công tác xử lý khối đá nặng hơn 50 tấn nằm chênh vênh trên vách núi Cù Hin, đoạn xã Phước Đồng (thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), có nguy cơ lăn xuống đường Nguyễn Tất Thành, gây nguy hiểm cho người dân.
Tại hiện trường, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị các cơ quan chức năng đưa ra giải pháp xử lý phù hợp, trên tinh thần phải đảm bảo an toàn cao nhất cho người dân và không để gián đoạn giao thông qua khu vực quá lâu.
Ông Thành đề nghị các đơn vị xử lý khối đá trong vòng 24 giờ.
"Nếu trong vòng 24 tiếng không hoàn thành, các sở, ngành liên quan phải chịu trách nhiệm, còn tôi sẽ chịu trách nhiệm trước người dân", Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhấn mạnh.
Về phương án xử lý khối đá, ông Trần Minh Chiến, Chủ tịch UBND thành phố Nha Trang, cho biết trước mắt các đơn vị sẽ di dời hệ thống đường dây điện lực và viễn thông qua khu vực này, sau đó cho máy xúc tiếp cận, xử lý khối đá từ phía đỉnh núi.
"Tùy tình huống thực tế, máy múc sẽ cẩu lên hoặc đẩy khối đá xuống đường. Nếu phần dưới của khối đá nằm sâu vào đất, lực lượng phòng cháy chữa cháy sẽ dùng súng bắn nước áp lực cao vào phần chân để làm mềm", ông Chiến cho hay.
Ông Chiến lưu ý, trong quá trình xử lý, địa phương sẽ tạm dừng lưu thông toàn tuyến đèo Cù Hin để đảm bảo an toàn.
"Tất cả lực lượng sẽ tập trung xử lý khối đá ngay trong đêm và sẵn sàng xuyên đêm, mục tiêu đảm bảo lưu thông đoạn đèo vào sáng 9/11", Chủ tịch thành phố Nha Trang thông tin.
Tuyến đường Nguyễn Tất Thành kết nối thành phố Nha Trang và sân bay Cam Ranh với chiều dài khoảng 35km, riêng đoạn qua đèo Cù Hin dài khoảng 8km.
Gần đây, nước mưa đã làm xói mòn lớp đất trên đèo Cù Hin, làm phát lộ một phần khối đá nằm ở taluy dương chiều từ Nha Trang đi sân bay Cam Ranh.
Theo cơ quan chức năng, khối đá trên nặng hơn 50 tấn, đã bị xói mòn phần chân, có nguy cơ lăn xuống đường gây nguy hiểm cho người dân.
Để cảnh báo nguy hiểm cho người dân, chính quyền địa phương đã cắm 2 biển báo "điểm có nguy cơ sạt lở, đá lăn" tại khu vực nêu trên.
" alt="Cấm đường đèo Cù Hin đi sân bay Cam Ranh để xử lý khối đá nặng hơn 50 tấn"/>Cấm đường đèo Cù Hin đi sân bay Cam Ranh để xử lý khối đá nặng hơn 50 tấn
Tại đợt 2 kỳ họp thứ 8 bắt đầu từ ngày 20/11, Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ trình dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, trong đó có đề xuất tăng thuế với thuốc lá. Mục tiêu của luật là tăng thuế để đảm bảo chiến lược giảm hút thuốc lá đến năm 2030, đặc biệt với thanh thiếu niên từ 15 tuổi trở lên.
Trong buổi họp tổ mới đây về dự án Luật này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng (Cần Thơ) cho rằng mức tăng như dự thảo hiện nay sẽ tác động lớn đến thị trường, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khiến tình trạng buôn lậu thuốc lá tăng lên, trong khi việc ngăn chặn tình trạng này còn nhiều khó khăn.
Giá thuốc lá trong nước tăng cao không những không làm giảm mức tiêu thụ mà còn có nguy cơ làm cho tình trạng buôn lậu tăng hơn vì nhu cầu mua thuốc giá rẻ chuyển từ thuốc lá trong nước sang thuốc lá lậu, đại biểu nêu quan điểm. Nếu trường hợp thuốc lá lậu tăng lên thì rất nhiều khoản không thu được, ví dụ như thuế nhập khẩu, VAT, phí môi trường… Tiêu thụ giảm đi vì giá bán tăng lên thì ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân sách Nhà nước.
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu trong một tọa đàm gần đây, rằng một bộ phận người dân vẫn hút thuốc lá ngay cả khi biết sản phẩm này có hại cho sức khỏe, thậm chí các hình ảnh về cảnh báo sức khỏe đã được nêu ngoài bao thuốc.
Ông nêu, hút thuốc lá có hại cho sức khỏe nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt là điều dĩ nhiên. Dù thế, điều đó sẽ khiến giá thuốc tăng, người tiêu dùng chịu thiệt, dừng sử dụng vì giá cao. Từ đó, các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá trong nước có nguy cơ phá sản.
Ông Kiều Dương, Vụ trưởng Vụ Chính sách - Pháp chế, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), cho biết tăng thuế nhằm điều tiết hành vi người tiêu dùng và tăng thu ngân sách.
Tuy vậy, khi áp thuế sản phẩm thuốc lá hợp pháp tăng đột ngột, giá bán của sản phẩm thuốc lá hợp pháp cũng tăng cao, từ đó đẩy người tiêu dùng đến thuốc lá lậu. Người bán thuốc lá lậu tại chỗ và trên mạng sẽ hoạt động càng mạnh mẽ hơn do lợi nhuận thu được từ trốn thuế trở nên vô cùng hấp dẫn, gấp nhiều lần so với trước khi tăng thuế, dẫn đến mặt trận chống thuốc lá lậu vốn đã phức tạp trở nên nhiều thử thách hơn và ngân sách Nhà nước sẽ tiếp tục thất thoát.
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2016, Việt Nam tăng thuế từ 65% lên 70% dẫn đến số lượng thuốc lá lậu bị tiêu hủy tăng từ 6,8 triệu bao vào năm 2016 lên gần 7,5 triệu bao trong năm 2017.
Năm 2019, khi tăng thuế từ 70% lên 75%, số lượng thuốc lá lậu bị tiêu hủy tăng từ gần 1,4 triệu bao trong năm 2019 lên hơn 5,1 triệu bao vào năm 2020 và lên gần 6,6 triệu bao ở năm 2021. Riêng giai đoạn 2019-2021, thuế tăng mỗi lần thêm 5% nhưng thuốc lá lậu đã tăng ít nhất 10% sau mỗi đợt tăng thuế.
Giai đoạn 2019-2023, các lực lượng chức năng đã bắt giữ được hơn 59.600 vụ buôn lậu thuốc lá, đưa ra truy tố, xét xử nhiều tổ chức, cá nhân, tịch thu nhiều phương tiện vận chuyển. Tổng số thuốc lá nhập lậu bị bắt giữ là 37,5 triệu bao, số lượng bị tiêu hủy là 22,1 triệu bao.
Về vấn đề này, Thượng tá Lê Thiện Thành, Phó trưởng Phòng Hướng dẫn Điều tra, Cục Phòng, chống Ma túy và Tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, cho hay hoạt động buôn lậu, nhập lậu thuốc lá điếu ngoại, nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc xuất xứ vào nước ta đang là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội.
"Điều này làm ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá hợp pháp, gây thất thu ngân sách Nhà nước. Trong khi hoạt động buôn lậu, nhập lậu, vận chuyển trái phép thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá điện tử vẫn diễn ra phức tạp ở một số tuyến biên giới, cửa khẩu, địa bàn trọng điểm", ông nói.
Theo ông Thành, trong bối cảnh tình hình buôn lậu thuốc lá còn phức tạp, các cơ quan chức năng cần có lộ trình, chính sách tăng thuế hợp lý, phù hợp thực tiễn, trong đó chủ động thực hiện hài hòa mục tiêu của Chính phủ đặt ra về hạn chế tiêu dùng. Lộ trình tăng thuế nên được giãn ra để lực lượng Bộ đội Biên phòng và các cơ quan quản lý thị trường có thêm thời gian để chuẩn bị kế hoạch và lực lượng nhằm ứng phó hiệu quả với việc buôn thuốc lá lậu tăng cao do thuế tăng.
Tại tọa đàm "Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - Những vấn đề đặt ra" mới đây, bà Phan Minh Thủy, Trưởng phòng Xây dựng Pháp luật, Ban Pháp chế (VCCI), cho biết 5 đầu mối chính đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thuốc lá điếu đều là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.
"Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ có thể có tác động đến việc sử dụng hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước đã đầu tư, ngân sách có thể thất thu nhiều hơn từ thuốc lá nhập lậu", bà nói.
Ông Hồ Lê Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, cho rằng việc tăng thuế đột ngột có thể gây bất ổn trong ngành, đặc biệt khi giá thuốc lá hợp pháp tăng mạnh sẽ thúc đẩy buôn lậu thuốc lá - vốn không chịu thuế và không được kiểm soát chất lượng.
Theo ông, phương án tăng thuế phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay là áp dụng phương pháp hỗn hợp với lộ trình tăng dần. Hiệp hội đề xuất tăng 2.000 đồng vào năm 2026, 2.000 đồng vào năm 2028 và thêm 2.000 đồng vào năm 2030, nhằm tạo ra một lộ trình phù hợp giúp giảm thiểu tác động tiêu cực tới ngành và thị trường.
" alt="Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Nhiều ý kiến đề xuất"/>Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Nhiều ý kiến đề xuất
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua phiên giao dịch vào ngày 8/3 đầy hỗn loạn khi chìm trong sắc đỏ. VN-Index bất ngờ giảm hơn 21 điểm và là mức giảm điểm mạnh nhất trong khoảng 4 tháng gần đây (kể từ ngày 24/11/2023).
Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng chịu áp lực bán mạnh và giảm sâu; rổ chỉ số VN30 chỉ duy nhất 1 cổ phiếu có sắc xanh. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng trên HoSE với giá trị gần 665 tỷ đồng.
Diễn biến thị trường tháng 3 được một số công ty dự báo VN-Index có thể gặp áp lực khi tiến sát đến vùng 1.300 điểm.
Công ty Chứng khoán SSI cho rằng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam tăng kéo dài 4 tháng với mức tăng 22% của VN-Index từ cuối tháng 10/2023 và tăng 37% từ đáy tháng 11/2022 . Nhịp phục hồi này được hỗ trợ vững chắc bởi xu hướng hồi phục tăng trưởng lợi nhuận đặc biệt là quý IV/2023 vượt kỳ vọng, triển vọng khởi sắc trở lại của nền kinh tế và lãi suất thấp.
SSI dự báo khả năng thị trường sẽ điều chỉnh sâu không cao và tiềm năng tăng giá của thị trường vẫn còn. Thị trường chỉ diễn ra các nhịp điều chỉnh nhanh và sớm quay lại xu hướng tăng chính, nhưng bước tăng sẽ chậm lại và rủi ro biến động sẽ diễn ra thường xuyên hơn.
Nhận định này dựa trên những tín hiệu khởi sắc ở các động lực tăng trưởng của nền kinh tế trong 2 tháng đầu năm (sản xuất, thương mại, đầu tư), lãi suất tiếp tục duy trì mức thấp, xu hướng phục hồi lợi nhuận tiếp tục trong quý đầu năm và kế hoạch vận hành hệ thống giao dịch KRX chuyển biến cụ thể hơn.
Theo các tín hiệu trên, SSI nhận định thị trường có thể vận động theo 2 kịch bản trong tháng 3. Ở kịch bản tích cực, nhịp điều chỉnh ngắn hạn nếu có của VN-Index được hỗ trợ tại vùng 1.220-1.225 và hồi phục dần hướng lên 1.280 điểm. Vượt được ngưỡng này, có thể kỳ vọng mục tiêu tiếp theo hướng đến 1.300 điểm.
Với kịch bản thận trọng, SSI cho rằng trường hợp có những thông tin bất lợi khiến cung diễn ra quyết liệt, vùng 1.200 điểm sẽ là vùng hỗ trợ tiếp theo giúp chỉ số VN-Index hồi phục dần và hướng lại lên mục tiêu trung hạn 1.280 điểm.
Ở chiều quản trị rủi ro, nếu chỉ số VN-Index đánh mất vùng hỗ trợ 1.160 điểm, nhà đầu tư cần đưa danh mục về trạng thái an toàn và chờ đợi thị trường cân bằng trở lại. "Bán cao-mua thấp" cho các giao dịch ngắn hạn và chú trọng hơn đến bảo toàn lợi nhuận là chiến lược có thể phát huy hiệu quả trong bối cảnh thị trường hiện nay.
Biến động giá cổ phiếu có liên hệ sát tăng trưởng lợi nhuận theo trong các quý gần đây, SSI khuyến nghị nhà đầu tư sau khi bảo toàn lợi nhuận có thể tiếp tục tận dụng các nhịp điều chỉnh để mua vào. Đồng thời, nhà đầu tư tăng tỷ trọng ở cổ phiếu triển vọng nhất trong các nhóm được kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận trong giai đoạn nửa đầu năm như thép - tôn mạ, bán lẻ, tiêu dùng, chứng khoán.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (Rong Viet Securities) cho rằng tháng 3, thị trường kỳ vọng đón nhận thêm các thông tin mang màu sắc khả quan nhiều hơn là bi quan. Câu chuyện nâng hạng thị trường kỳ vọng tiến thêm một bước nhỏ là thực hiện diễn tập chuyển đổi hệ thống chứng khoán KRX trong tháng 3.
Các số liệu kinh tế vĩ mô tích cực trong 2 tháng đầu năm và mức nền tăng trưởng rất thấp của quý I/2023, Rong Viet Securities kỳ vọng tăng trưởng GDP quý I sẽ ở mức cao, nhiều doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận ở mức cao.
Cuối cùng là cuộc họp quyết định chính sách của nhiều ngân hàng trung ương lớn, bao gồm Nhật Bản và Mỹ. Ngoại trừ Nhật Bản, nhóm phân tích không kỳ vọng các quốc gia khác sẽ đảo chiều chính sách tiền tệ tại cuộc họp tháng 3.
Điều này phù hợp với kịch bản mà công ty đã đặt ra vào đầu năm, là chính sách tiền tệ của Fed chỉ đảo chiều trong nửa cuối năm - đi kèm với sự hạ nhiệt của lạm phát trong khi kinh tế vẫn duy trì lành mạnh. Yếu tố này sẽ thúc đẩy xu hướng khả quan của VN-Index trong năm nay.
Dù vậy, trong ngắn hạn, VN-Index đã chứng kiến tháng tăng điểm thứ 4 liên tiếp, và tháng 2 là tháng có mức tăng mạnh nhất trong 4 tháng, đưa định giá P/E của VN-Index lên mức 14,6 lần.
Ở vùng định giá này, thị trường khó có khả năng tiến xa hơn nếu thiếu sự tham gia mạnh mẽ của nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, nhóm phân tích nghiêng về kịch bản đà tăng của chỉ số sẽ giảm tốc và thị trường sẽ trải qua giai đoạn giằng co nhiều hơn. VN-Index sẽ biến động trong biên độ hẹp 1.210 - 1.290 điểm trong tháng 3.
" alt="Chứng khoán sẽ tăng tiếp hay điều chỉnh trong tháng 3?"/>Temu - "ông lớn" thương mại điện tử xuyên biên giới vừa vào Việt Nam đã tung ra những chiêu khuyến mại "khủng" lên đến 90%, trả hoa hồng đến 30% để tiếp cận người tiêu dùng Việt. Động thái này cho thấy làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc đang ngày càng càn quét rộng hơn nhằm chiếm lĩnh thị phần tại Đông Nam Á thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới.
Trong khi người tiêu dùng Việt Nam có cơ hội tiếp cận thêm nhiều nguồn hàng đa dạng với hàng loạt ưu đãi thì sự xuất hiện của "gã khổng lồ" từ Trung Quốc này đang tạo áp lực lớn cho các sàn thương mại đang hoạt động trong nước và các nhà bán lẻ.
TikTok Shop và Shopee chiếm lĩnh thị trường Việt
Trước khi Temu đổ bộ vào Việt Nam, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam là cuộc đua "đốt tiền" của 5 sàn thương mại điện tử lớn là Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và TikTok Shop.
Tuy nhiên, Lazada, Tiki và Sendo dần tỏ ra hụt hơi trong cuộc đua này. Trong quý III vừa qua, cả 3 sàn thương mại điện tử này đều ghi nhận tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm ngoái, lần lượt âm 70,5%; 32,1% và 65,3%, theo một số liệu được đưa ra gần đây.
Riêng với Lazada - sàn thương mại điện tử ngoại đầu tiên tại Việt Nam, sau cuộc đua "đốt tiền" đã có đợt cắt giảm lớn về quy mô nhân sự vào thời điểm đầu năm nay tại Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan hay Philippines. Theo DealStreetAsia, tính tới năm 2021, pháp nhân của Lazada Việt Nam là Công ty TNHH Recess ghi nhận khoản lỗ lũy kế lên tới 373,4 triệu USD.
Trong đó, TikTok Shop và Shopee đang là 2 "ông lớn" nắm đến hơn 90% thị phần tổng giá trị giao dịch hàng hóa. Riêng quý III, TikTok Shop và Shopee là 2 sàn thương mại điện tử lần lượt ghi nhận tăng trưởng 110,6% và 11,3% về doanh số so với cùng kỳ 2023. Đáng chú ý, TikTok Shop đã đạt mức tăng trưởng doanh số gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, Shopee vẫn giữ vững "ngôi vương" trước sự phát triển mạnh mẽ của "tân binh" TikTok Shop.
Một báo cáo của đơn vị nghiên cứu được công bố hồi tháng 8 cho thấy trong quý II, tổng giá trị giao dịch trên sàn thương mại điện tử Shopee đạt 62.380 tỷ đồng, chiếm 71,4% thị phần. Xếp thứ hai tiếp tục là TikTok Shop với 19.240 tỷ đồng, tương đương 22%.
Trong năm nay, để gia tăng thị phần, Shopee đã cập nhật chính sách đổi trả hàng, thời gian trả hàng và hoàn tiền trong 15 ngày. Shopee cũng cho phép người mua hủy đơn hàng ngay cả khi hàng đang vận chuyển.
Bên cạnh đó, "ông lớn" này cũng đẩy mạnh tính năng livestream để tập trung vào các danh mục hàng hóa như thời trang, sức khỏe, sắc đẹp và ra mắt các video ngắn nhằm cạnh tranh với đối thủ TikTok Shop - vốn mạnh về phương thức bán hàng "shoppertainment" - mua sắm kết hợp giải trí.
TikTok Shop cho phép người dùng xem video sản phẩm và mua hàng ngay tại đó. Điều này tạo ra một trải nghiệm mua sắm dễ dàng và tiện lợi, không giống như việc phải chuyển sang một website riêng biệt như các kênh bán hàng truyền thống.
Temu có đủ sức cạnh tranh khi vướng nghi vấn về rủi ro bảo mật thông tin?
Temu là sàn bán lẻ thương mại điện tử xuyên biên giới được điều hành bởi công ty thương mại điện tử Trung Quốc PDD Holdings. Nền tảng thương mại điện tử chuyên bán hàng giá rẻ ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và nhanh chóng mở rộng nhanh đến Canada, Australia, New Zealand và nhiều quốc gia ở châu Âu và Đông Nam Á.
Tuy chỉ mới có mặt trên thị trường khoảng 2 năm nhưng Temu được đánh giá là đối thủ đáng gờm của các sàn thương mại điện tử lớn trên thị trường hiện nay. Vào năm 2022, tổng giá trị giao dịch hàng hóa của Temu chỉ 290 triệu USD nhưng đã tăng hơn 4.500 lần, đạt 14 tỷ USD năm 2023, theo ECDB.
Mô hình kinh doanh của sàn này là kết nối người tiêu dùng trực tiếp với các nhà máy ở Trung Quốc để đưa giá hàng hóa về mức thấp. Đáng chú ý, sàn này sở hữu những thế mạnh riêng nhờ sự hậu thuẫn của công ty mẹ PDD Holdings như chiến lược giá rẻ, miễn phí trả hàng trong 90 ngày, tiếp thị liên kết với hoa hồng hấp dẫn, mua sắm kết hợp giải trí...
Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia trong ngành thương mại điện tử đánh giá việc sử dụng nền tảng này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với người tiêu dùng.
Trước hết là vấn đề bảo mật thông tin. Nhiều tổ chức quốc tế đã bày tỏ lo ngại về việc thu thập và bảo mật dữ liệu cá nhân của người dùng khi tải ứng dụng Temu. Chia sẻ trên chương trình truyền hình Sunrise, chuyên gia an ninh mạng Susan McLean ở Australia bày tỏ lo ngại về rủi ro quyền riêng tư đối với khách hàng khi mua sắm trên Temu.
McLean cho biết không khó để nhận ra Temu đang thu thập rất nhiều dữ liệu của khách hàng. "Mọi người chỉ tải ứng dụng xuống và nhấn vào "tôi chấp nhận" mà không hiểu họ thực sự đang chấp nhận điều gì", vị chuyên gia chia sẻ.
Bà cũng lưu ý việc khách hàng bị tấn công bởi các email theo dõi sau khi mua sắm trên Temu vì họ thường quảng cáo mua thêm sản phẩm và cảnh báo người dùng không nên nhấn vào các đường dẫn đó.
Trước đó, hồi tháng 3/2023, CNBCđưa tin Mỹ đã cáo buộc ứng dụng mua sắm Temu có khả năng gây rủi ro dữ liệu sau khi Google gỡ bỏ ứng dụng Pinduoduo ra khỏi kho ứng dụng CH Play của hãng vì phát hiện thấy phiên bản ứng dụng này có chứa mã độc.
Trong báo cáo về các nền tảng "thời trang nhanh" của Trung Quốc được công bố vào tháng 4/2023, Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung cũng đã cáo buộc Temu và Shein gây ra rủi ro dữ liệu.
Bên cạnh vấn đề dữ liệu cá nhân, chất lượng sản phẩm bán trên Temu cũng là một rủi ro đối với người dùng khi mua hàng. Bởi, Temu bán nhiều sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau với giá cực kỳ cạnh tranh, do đó chất lượng của sản phẩm khó có thể đảm bảo. Một số người tiêu dùng đã phản ánh về chất lượng, mẫu mã sản phẩm trên sàn thương mại điện tử này không đúng như mô tả.
Ngoài ra, khả năng bảo vệ người tiêu dùng cũng là điều mà nhiều người lo ngại khi mua hàng trên Temu. Một số khách hàng có thể gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến trả hàng, hoàn tiền hoặc bảo hành sản phẩm, nhất là các sản phẩm công nghệ. Hơn nữa, một số người dùng Việt cũng cho biết các đơn hàng trên Temu phải có giá trị trên 120.000 đồng mới được miễn phí vận chuyển.
" alt=""Sàn chiến" thương mại điện tử Việt Nam trước sự đổ bộ của Temu"/>"Sàn chiến" thương mại điện tử Việt Nam trước sự đổ bộ của Temu